Kết quả triển thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024 - 13:41

Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, thành phố Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả tích cực.


Năm 2023, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm, trong Quyết định 148/QĐ-TTg phân cấp việc tổ chức đánh giá phân hạng, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao về UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả; còn đối với các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

Trong năm 2023, Uỷ ban nhân dân thành phố đã tích cực triển khai thực hiện chương trình tổ chức đánh giá phân hạng, đánh giá lại 10 sản phẩm, trong đó có 08 sản phẩm đánh giá phân hạng lần đầu xếp hạng 3 sao được UBND thành phố đã phê duyệt công nhận kết quả đánh giá, phân hạng tại Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 (bao gồm các sản phẩm: Rượu Xứ Tuyên của HTX sản xuất thương mại Xứ Tuyên, phường Mỹ Lâm; Ngũ cốc Trẻ nhỏ, Ngũ cốc Bữa Sáng nhanh cơ sở kinh doanh Nguyễn Thu Hà, Phường Minh Xuân; Thịt bò HMông tươi Tiến Thành, Thịt bò HMông khô Tiến Thành, Thịt bò hun khói Tiến Thành, Da trâu Tiến Thành của HTX NN công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang, phường Nông Tiến và Ốc nhồi ống Lam của cơ sở kinh doanh Nguyễn Văn Chiến, xã Kim Phú); 02 sản phẩm đánh giá lại được UBND thành phố đã phê duyệt kết quả chấm điểm tại Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 (sản phẩm hạng 4 sao (Mật ong hương rừng), sản phẩm nâng hạng 3 sao lên hạng 4 sao (Mật ong hoa rừng) của Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ xã An Khang).

Theo kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2020 (đợt 1) tại Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 26/10/2020; (đợt 2) tại Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 15/12/2020, thành phố Tuyên Quang có 08 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên như vậy năm 2023 thành phố Tuyên Quang có 03 chủ thể/06 sản phẩm xếp hạng 3 sao đã hết hạn chứng nhận sản phẩm OCOP (36 tháng), đợt 1 từ ngày 26/10/2023, đợt 2 từ ngày 15/12/2023 không tham gia đánh giá phận hạng lại sản phẩm OCOP theo quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và các quy định khác của pháp luật Việt Nam các chủ thể sản phẩm trên không được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in trên bao bì sản phẩm kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực bao gồm sản phẩm/chủ thể: Hồng mọng Tràng Đà của HTX nông nghiệp Tràng Đà, xã Tràng Đà; Bưởi Đào Thái Long, Bưởi Tiến vua của HTX cây ăn quả Quang Vinh, xã Thái Long; Cá lăng Nguyên con, Cá lăng Philê và Cá lăng Cắt khúc của Công ty TNHN Đức Nguyên, phường Minh Xuân. Đối với các sản phẩm này, các phòng chuyên môn của thành phố và UBND các xã cần tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm, lập hồ sơ đánh giá phân hạng lại sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

 

Hình ảnh Hội đồng thành phố Tuyên Quang tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023

Như vậy sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có 19 sản phẩm xếp hạng OCOP từ hạng 3 sao trở lên của 12 chủ thể trong đó có 07 hợp tác xã, 02 doanh nghiệp và 03 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 08/15 xã, phường có sản phẩm OCOP. Một số sản phẩm sau khi tham gia Chương trình OCOP đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và lựa chọn, đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm OCOP của địa phương, giá bán sản phẩm tăng từ 10% đến trên 30% sau khi tham gia Chương trình như: Mật ong hương rừng, mì khô Thuật Yến…

 

Sản phẩm Mật ong hương rừng của Hợp tác xã chăn nuôi ong

 Phong Thổ xã An Khang

Các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm được đẩy mạnh, thành phố đã hỗ trợ đã kết nối cho 20 doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân với trên 50 sản phẩm tham gia xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiềm năng của thành phố tại 07 hội chợ trong và ngoài tỉnh (Công ty TNHH thảo dược Tuệ Tâm, Công ty TNHH MTV thủy sản Đức Nguyên, Công ty Cổ phẩn chè Sông Lô, HTX Chè Sử Anh, HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành, HTX nông nghiệp 369, HTX sản xuất nông nghiệp Thuật Yến, HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Bắc, HTX sản xuất và thương mại Xứ Tuyên, HTX nông nghiệp Kim Phú, HTX cây ăn quả Quang Vinh, HTX chăn nuôi ong Phong Thổ, HTX nông sản an toàn Tâm Hương, HTX nông lâm nghiệp Tràng Đà, Cơ sở sản xuất Chiến Thắng,...) và duy trì, phát triển 08 cửa hàng, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố (cửa hàng: Hợp tác xã Tâm Hương; Hợp tác xã sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn Sáng Nhung; Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh; Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm; các hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Vĩnh, Vân Trà, Liên Phát, Tuấn Hưng …).

Hệ thống phân phối và bán lẻ thực phẩm sạch Sáng Nhung, cơ sở 01 tại số nhà 36-38-40 đường Hồng Thái - Tổ 8 – phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang

 

Hệ thống phân phối và bán lẻ thực phẩm sạch Sáng Nhung, cơ sở 02: tại số nhà 29-31-33 đường Phạm Văn Đồng - Tổ 2 - P. Hưng Thành - TP Tuyên Quang

Hệ thống phân phối Nông sản an toàn Tâm Hương, số 522-524-526, đường 17/8, Tổ 13, Phường Tân Hà, TP Tuyên Quang

Để đạt được mục tiêu đề ra trong theo kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 02/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, ngày 18/3/2024 Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang với mục tiêu năm 2024 đánh giá phân hạng, đánh giá lại 19 sản phẩm OCOP, trong đó 18 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên và tiêu chuẩn hóa 01 sản phẩm được xếp hạng 4 sao lên hạng 5 sao, đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về chương trình OCOP; (2) Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững các sản phẩm OCOP; (3) Đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm OCOP; (4) Xúc tiến thương mại; (5) Về khoa học và công nghệ, đăng ký quyền sở hữu; (6) Giải pháp về vốn với tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 392.500.000 đồng, trong đó: Nguồn vốn nông thôn mới: 100.000.000 đồng. Nguồn vốn theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh: 284.000.000 đồng. Nguồn kinh phí ngân sách thành phố: 8.500.000 đồng.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp và được sự chung sức, chung lòng của các chủ thể trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tin tưởng rằng thành phố Tuyên Quang sẽ tổ chức và hoàn thành mục tiêu đề trong ra kế hoạch Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024./.

Người viết: Nguyễn Văn Quy - Chi cục Phát triển nông thôn